Physical Address
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Physical Address
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Khi giao dịch cùng ngân hàng, có rất nhiều sản phẩm dịch vụ hữu ích. Ngoài dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử tiện lợi, dịch vụ tiết kiệm hay cho vay được rất nhiều người dùng tín nhiệm. Với các dịch vụ này, bạn cần phải nắm được cách tính lãi suất ngân hàng thật chuẩn xác để có căn cứ chọn ngân hàng nào có lợi nhất với nhu cầu của mình.
Có rất nhiều cách hiểu về lãi suất ngân hàng. Tùy vào từng trường hợp giao dịch cùng ngân hàng mà cũng sẽ có những định nghĩa khác nhau. Hai hoạt động chính phát sinh lãi suất chính là hoạt động gửi tiết kiệm và hoạt động cho vay:
Như vậy, trường hợp gửi tiền, lãi suất là khoản mà khách hàng được nhận và toàn quyền sử dụng số tiền đó. Ngược lại, khoản lãi suất vay thuộc về sở hữu của ngân hàng và ngân hàng được toàn quyền sử dụng dòng tiền này.
Mức lãi suất được các ngân hàng tự do định lượng và thông báo công khai đến mọi khách hàng. Tuy nhiên, mức này vẫn buộc nằm trong khung quy định của nhà nước:
Theo từng thời điểm cụ thể dựa vào biến động nền kinh tế, ngân hàng nhà nước sẽ có mức điều chỉnh lãi suất. Các ngân hàng thương mại cũng dựa vào đó để cân nhắc mức lãi suất của mình đảm bảo được tính cạnh tranh và phù hợp tình hình thực tế.
Khi có một số tiền nhàn rỗi chưa có kế hoạch sử dụng, gửi tiết kiệm ngân hàng là cách tốt nhất để vừa đảm bảo an toàn tài sản lại vừa có được một khoản lợi nhuận hàng tháng. Với trường hợp này, có 2 cách tính lãi suất ngân hàng cụ thể sau:
Đây là khoản gửi tiết kiệm dành cho những ai chưa biết được kế hoạch sử dụng tiền sắp tới. Có nghĩa bạn có thể gửi hôm nay và rút chỉ sau vài ngày, vài tháng.. Những lúc này, bạn có thể chọn tiết kiệm không kỳ hạn. Mức lãi suất sẽ được tính theo công thức sau:
Tiền lãi suất = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày đã gửi/365 ngày
Ví dụ, bạn gửi 100 triệu đồng, gửi được 20 ngày thì phải rút hết ra. Mức lãi suất không kỳ hạn ngân hàng quy định là 2%. Khoản lãi suất bạn nhận được sẽ là:
Lãi suất = 100 triệu x 2% x 20/365 = 109.589,041đ (Một trăm lẻ chín nghìn, năm trăm tám mươi chín phẩy 41 đồng).
Khoản tiền gửi có kỳ hạn nghĩa là bạn sẽ gửi ngân hàng với một kỳ hạn cụ thể. Các kỳ hạn phổ biến ở ngân hàng là 14 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Các kỳ hạn dài hơn thường là 18, 24 và 36 tháng. Sau khi hết kỳ hạn thì ngân hàng mới tính lãi cho khách hàng (gọi là đáo hạn). Mức lãi suất khi gửi tiền tiết kiệm hình thức này sẽ cao hơn so với gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Có 2 cách để tính lãi suất gửi tiền trong trường hợp này:
Ví dụ như bạn gửi 100 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 5%/năm. Tiền lãi khoản gửi này sẽ được tính như sau:
Dù tính cách nào, kết quả con số lãi suất cuối cùng vẫn như nhau. Đây chính là số lãi mà bạn sẽ nhận được nếu gửi kỳ hạn 6 tháng. Trường hợp rút tiền trước hạn, ngân hàng sẽ tính lãi suất không kỳ hạn cho khoản gửi tiết kiệm của khách hàng.
Ngoài cách tính lãi suất ngân hàng khi gửi tiền, cách tính lãi suất khi vay cũng rất quan trọng. Khi vay, có rất nhiều hình thức để khách hàng thanh toán lãi: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất theo dư nợ giảm dần của khoản tiền gốc. Mỗi trường hợp sẽ có ưu điểm riêng, cách tính lãi cũng sẽ không giống nhau.
Thường thì nếu vay thế chấp, các ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cố định và tính theo dư nợ giảm dần. Đây là cách tính có lợi nhất cho người vay, vì khi bạn trả được 1 phần tiền gốc thì khoản tiền lãi hàng tháng cũng được tính giảm xuống. Trường hợp này, lãi suất được tính như sau:
Ví dụ bạn vay 100 triệu, thời hạn vay 12 tháng. Lãi suất 10%/năm. Như vậy, lãi suất tháng đầu của bạn là: 100 triệu x 10% /12 = 833.333đ. Tháng thứ nhất bạn trả thêm 20 triệu tiền gốc. Như vậy tháng thứ 2 lãi suất sẽ là 80 triệu x 10%/12 = 666,666đ.
Trường hợp lãi vay cố định, tiền gốc cũng trả cố định hàng tháng, thì tiền lãi vay sẽ được tính theo công thức:
Tiền lãi = Tổng số tiền vay x lãi suất/ thời gian vay
Đồng thời, mỗi tháng bạn sẽ đóng một khoản tiền gốc cố định cho ngân hàng cho đến khi hết nợ.
Ví dụ, bạn vay 240 triệu. Thời hạn vay 12 tháng. Lãi suất 5%. Như vậy, mỗi tháng bạn phải trả cố định khoản tiền gốc là 240/12 = 20 triệu. Lãi được tính cố định và mỗi tháng bạn phải đóng lãi là: 240 triệu x 5%/12 = 1.000.000đ. Như vậy, mỗi tháng vừa gốc vừa lãi bạn sẽ đóng cho ngân hàng 21 triệu đồng. Sau 12 tháng, số nợ sẽ được thanh toán hết.
Ngân hàng | Lãi suất cho vay (%/năm) | Lãi suất tiết kiệm (%/năm) | |||
---|---|---|---|---|---|
Tín chấp | Thế chấp | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng | |
Vietcombank | 10.8 – 14.4 | 7.5 | 3.1 | 4 | 5.5 |
Agribank | 9.2 – 12 | 7.9 – 8.5 | 3.1 | 4 | 5.6 |
Vietinbank | 9.6 | 7.7 | 3.1 | 4 | 5.6 |
BIDV | 11.9 | 6.6 – 7.8 | 3.55 | 5.3 | 6 |
Sacombank | 9.5 | 7.5 – 8.5 | 3.2 | 5.1 | 5.8 |
ACB | 27 | 7.5 – 9 | 3.7 | 5.6 | 6.5 |
VIB | 17 | 8.8 | 3.7 | 5.4 | 6 |
TPBank | 17 | 6.9 – 9.9 | 3.5 | 5.4 | 6.1 |
Maritime Bank | 23.2 | 6.99 | 3.5 | 5.2 | 6 |
OCB | 20 | 5.9 – 7.2 | 3.55 | 5.3 | 6 |
Mỗi ngân hàng đều sẽ có những chính sách cho vay và huy động vốn khác nhau. Ở từng thời điểm cụ thể, các chính sách cũng thay đổi phù hợp tình hình thực tế. Chính vì vậy, nắm được cách tính lãi suất ngân hàng thôi chưa đủ. Để tối ưu quyền lợi, bạn nên lưu ý:
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về cách tính lãi suất ngân hàng và câu trả lời ngắn gọn.
Trên đây là các cách tính lãi suất ngân hàng cụ thể từng trường hợp. Khi gửi tiết kiệm, hãy chọn ngân hàng có lãi cao và ngược lại, chọn ngân hàng có lãi thấp nhất nếu cần vay. Như vậy khoản lãi suất sẽ có lợi nhất cho bạn. New Rich chúc bạn sáng suốt và có quyết định thật đúng đắn với các mục tiêu tài chính của mình.