Physical Address
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Physical Address
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Cách tính lãi suất vay ngân hàng là 1 trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi sử dụng dịch vụ vay vốn của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đang áp dụng nhiều cách tính lãi suất, mỗi cách tính sẽ có đặc điểm và công thức riêng. Cùng tìm hiểu về các cách tính này cùng New Rich để xem đâu là phương án tốt nhất cho bạn nhé.
Lãi suất vay ngân hàng là khoản tiền lãi được tính trên số vốn mà bạn đã vay. Số tiền này được xác định theo tỷ lệ phần trăm của số tiền vay và thời gian vay.
Lãi suất vay sẽ thay đổi tùy vào mỗi ngân hàng, thời điểm, hình thức vay,… Nội dung liên quan đến lãi suất là nội dung bắt buộc trong thỏa thuận vay vốn. Do đó, bạn cần hiểu rõ khái niệm và cách tính lãi suất vay ngân hàng để cân nhắc khoản vay phù hợp.
Hiện nay, có 4 loại lãi suất vay theo tháng đang được các ngân hàng sử dụng phổ biến là:
Đây là loại lãi suất tính theo dư nợ gốc và được quy định cố định trong thỏa thuận ban đầu. Đồng nghĩa với việc, bạn sẽ trả tiền lãi hàng tháng theo đúng thỏa thuận và lãi suất không thay đổi trong suốt quá trình vay.
Với cách tính này, bạn sẽ tránh được rủi ro khi lãi suất có biến động. Công thức tính lãi hàng tháng như sau:
Tổng tiền vay * Lãi suất/12
Ví dụ: Bà B muốn vay số tiền 100.000.000 đồng thời hạn 1 năm tại ngân hàng có lãi suất cố định là 15%/năm. Áp dụng công thức trên thì lãi suất hàng tháng là:
100.000.000 * 15%/12 = 1.250.000 đồng
Như vậy, hàng tháng bà B cần trả: 100.000.000/12 + 1.250.000 = 9.583.334 đồng.
Mức tiền này sẽ được trả cố định đến khi hợp đồng vay kết thúc.
Đây là cách tính tiền lãi dựa vào số tiền dư nợ trên thực tế. Có nghĩa là sau mỗi tháng, bạn trả tiền cho ngân hàng thì số dư nợ giảm dần và số tiền lãi sẽ tính theo số dư nợ đó.
Ví dụ: Bà B muốn vay số tiền 100.000.000 đồng thời hạn 1 năm tại ngân hàng có lãi suất 15%/năm. Số tiền gốc mỗi tháng mà bà B cần trả là: 8.333.334 đồng. Khi đó:
8.333.334 + 100.000.000 * 15%/12 = 9.583.334 đồng
8.333.334 + (100.000.000 – 9.583.334) *15%/12 = 9.463.543 đồng
8.333.334 + (100.000.000 – 9.583.334 – 9.463.543) *15%/12 = 9.345.248 đồng
Tương tự như vậy, số tiền trả hàng tháng sẽ giảm dần dựa vào số dư nợ trên thực tế.
Đây là lãi suất biến động, thay đổi tùy vào thời điểm và quy định của ngân hàng. Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo lãi suất thả nổi bao gồm 2 công thức.
Khoảng thời gian đầu, bạn sẽ trả tiền hàng tháng theo mức lãi suất cố định. Lãi suất hàng tháng là:
Tổng tiền vay * Lãi suất cố định/12
Sau khoảng thời gian trên, lãi suất sẽ thay đổi theo thị trường và quy định của ngân hàng. Lãi suất hàng tháng là:
Tổng tiền vay * Lãi suất thả nổi tại thời điểm đó/12
Ví dụ: Bà B muốn vay số tiền 100.000.000 đồng thời hạn 1 năm, trong đó, 6 tháng đầu sẽ trả với lãi suất cố định 15% còn 6 tháng sau sẽ tính theo lãi suất thả nổi. Số tiền gốc mỗi tháng mà bà B cần trả là: 8.333.334 đồng.
100.000.000 * 15%/12 = 1.250.000 đồng
Như vậy, trong 6 tháng đầu tiên, số tiền bà B cần trả mỗi tháng là:
8.333.334 + 1.250.000 = 9.583.334 đồng
100.000.000 * 10%/12 = 833.334 đồng
Cứ như vậy, tiền lãi cùng số tiền trả hàng từ tháng thứ 8 đến khi hợp đồng kết thúc sẽ thay đổi tùy thời điểm. Điều này có thể là lợi thế cho bạn nếu lãi suất thả nổi giảm. Tuy nhiên, nó sẽ là bất lợi nếu lãi suất thả nổi tăng cao.
Đây là cách tính lãi vay được kết hợp bởi lãi cố định và lãi thả nổi, cũng là cách tính lãi phổ biến nhất hiện nay. Với cách tính này, lãi suất vay sẽ áp dụng lãi cố định trong kỳ đầu sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi.
Ưu điểm của cách tính lãi suất hỗn hợp là bạn sẽ được hưởng lợi trong kỳ đầu khi áp dụng lãi suất ưu đãi cố định. Tuy nhiên, nhược điểm của cách tính này là lãi suất thả nổi sẽ áp dụng cho kỳ sau. Điều này có thể gây ra nhiều rủi ro cho bạn nếu lãi suất vay vốn thay đổi theo hướng tăng cao.
Trên đây là các cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng phổ biến và chính xác nhất 2024. Mỗi cách tính lãi đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, bạn nên dựa vào năng lực tài chính, mục đích vay, số tiền cần vay và lãi suất tại thời điểm vay để lựa chọn khoản vay phù hợp.