image4 602w339h

Chủ Quan Là Gì?

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường nghe đến khái niệm chủ quan và khách quan: Khách quan mà nói, chủ quan mà nói. Tính khách quan được hiểu là nhìn nhận sự vật sự việc dưới góc nhìn thứ 3. Trong khi đó, chủ quan là gì? Nó được hiểu theo nghĩa nhìn nhận sự vật hiện tượng dưới góc nhìn ngôi thứ nhất. Để hiểu sâu hơn về tính chủ quan trong đời sống, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây trong bài viết này của team New Rich.

Chủ quan là gì? Tính chủ quan là gì?

Chủ quan cũng được thể hiện trong trong tiếng anh với khái niệm Subjective. Dịch sát nghĩa, từ này có nghĩa là tính chủ thể. Như vậy, từ nội hàm này, chúng ta phần nào có thể hiểu được bản chất của chủ quan. Nó có nghĩa là những sự vật hiện tượng được nhìn nhận dưới góc nhìn của chủ thể.

Tuy nhiên, chủ quan còn mang ý nghĩa rộng hơn thế. Nó thể hiện rất nhiều khía cạnh trong nhận thức và hành động của con người:

  • Những hành vi mà con người vẫn thực hiện dù biết rõ, ý thức rõ đó là sai trái. Ví dụ một người đi ăn trộm. Anh ta biết rõ đó là hành động sai nhưng vẫn làm.
  • Những sự vật hiện tượng thay đổi theo hướng mà con người có thể kiểm soát và dự đoán được. Ví dụ bạn trồng 1 cái cây và không tưới nước trong 10 ngày. Cây sẽ chết héo và điều này là do chủ quan chứ không phải khách quan môi trường.
  • Cách nhìn nhận mang thiên hướng thể hiện ý chí, quan điểm cá nhân trong sự vật hiện tượng. Ví dụ trời mưa, với người này thì cảm thấy vui nhưng với người khác lại thấy bất tiện, buồn bã.
  • Còn có ý nghĩa là bản thân nội tại của mỗi người. Là cách nhìn của mỗi người. Bạn luôn thấy con mình đẹp ngoan. Những người ngoài nhìn vào sẽ có đánh giá khác.

Như vậy, tựu trung thì chủ quan có nghĩa là cách nhìn nhận phiến diện của bản thân. Mỗi người có cách nhìn nhận chủ quan riêng, dựa trên kinh nghiệm, tâm lý. Vì nhìn nhận chủ quan nên khi có sự biến hóa bất ngờ thì thường sẽ khó mà xoay sở kịp.

Nguyên nhân của chủ quan

Trong triết học, chủ quan là một phạm trù rất quan trọng. Nó thể hiện ý chí, tình cảm, nguyện vọng, tư duy, trình độ và hiểu biết của mỗi người. Nó không tách rời khách quan. Từ những vấn đề khách quan mới dẫn đến những tư duy chủ quan.

Tuy nhiên, nói nguyên nhân của chủ quan là khách quan thì sẽ không đúng. Về bản chất, nguyên nhân chủ quan đến từ giả định, niềm tin và các ý kiến cá nhân riêng của bản thân. Những vấn đề này sẽ quyết định đến hành động của chủ thể.

Chủ quan có phải luôn đúng?

Như vậy, nói đến chủ quan là gì tức là chúng ta đang nói đến sức mạnh hiện thực trong mỗi chủ thể. Năng lực này được thể hiện bằng hoạt động thực tiễn. Nó luôn có tính phù hợp với từng hoàn cảnh và điều kiện khách quan. Đôi khi, nó cũng đi ngược lại các tư duy khách quan.

Chính vì mang tính chủ thể của từng cá nhân, tổ chức, chủ quan không phải lúc nào cũng đúng. Nó gần như chỉ đúng với chủ thể nhưng khó có được sự đồng thuận thống nhất từ số đông. Khác với khách quan, là vấn đề luôn hiện hữu và xác thực qua mọi hoàn cảnh. Chủ quan luôn thay đổi, đúng hay sai tùy ở quan niệm và nhận thức, đánh giá của từng chủ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Do đó, chủ quan được sử dụng nhiều trong đời sống thông qua các hoạt động như trò chuyện, bình luận, các tương tác, viết blog…

Giá trị của nhìn nhận chủ quan trong đời sống hàng ngày

Mỗi người là một chủ thể có tư duy, có hành động, có nhận thức khác nhau. Do đó, cách nhìn nhận, đánh giá về mọi thứ trong đời sống cũng khác nhau. Chính điều này đã tạo nên một xã hội phong phú và hơn 7 tỷ người với những tư duy khác biệt. Đó chính là nhân tố tạo nên xã hội.

Thử tưởng tượng, nếu một xã hội mà tất cả mọi người cùng tư duy giống nhau? Một cuộc sống tẻ nhạt đến mức không thể chấp nhận được. Nhờ chủ quan, nhiều người có thể tự tin thể hiện được những sáng tạo của mình, làm tiền đề cho xã hội phát triển. Nó cũng là cơ sở để khẳng định giá trị của mỗi cá nhân trong một cộng động, tập thể nhất định.

Chúng ta hẳn không quên được câu nói huyền thoại “Dù sao trái đất vẫn quay” của Galileo. Mặc dù với hầu hết tư duy thời đó, ông đang chống lại Chúa Trời và xứng đáng bị trừng phạt. Nhưng chính lòng kiên định đã mở đường cho các nhà khoa học sau này có cơ sở để nghiên cứu lý thuyết Trái đất quay quanh Mặt trời và sự thật khách quan đúng là như vậy.

Có thể thấy, chủ quan là gì mặc dù là một khái niệm triết học phức tạp, nhưng chúng ta vẫn có nhiều cách đơn giản hơn để tiếp cận nó. Chủ quan và khách quan đều là những thực thể không tách rời nhau trong đời sống. Nó hòa quyện và ảnh hưởng lẫn nhau trong tư duy, hành động của mỗi con người. Điều quan trọng là chúng ta hành động chủ quan dựa trên những nhân tố khách quan. Khi đó, các hành động và tư duy mới đảm bảo không lệch lạc, không xa rời các chuẩn mực xã hội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *